Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Liệu pháp dùng âm nhạc để chữa bệnh

Ngày nay, việc sử dụng âm nhạc để chữa bệnh (liệu pháp âm nhạc) không còn là điều mới mẻ và trên thực tế đang ngày càng phát triển, nhất là trong môi trường sống căng thẳng, tỷ lệ bệnh lý tâm căn đang gia tăng như hiện nay. Nhưng ít ai biết rằng loại hình nghệ thuật này cũng đã được y học cổ truyền phương Đông nghiên cứu và sử dụng để trị bệnh từ hàng ngàn năm nay.

Theo cổ nhân, âm nhạc khởi nguồn từ thanh âm của giới tự nhiên, “thiên nhân hợp nhất“, giữa con người và trời đất có một mối quan hệ mật thiết, vậy nên đối với tinh thần và tạng phủ của nhân thể, âm nhạc cũng có những ảnh hưởng tương ứng. Y học cổ truyền quan niệm rằng, tạng “tâm” là chủ soái của hoạt động sinh mệnh của cơ thể con người.
Sách Linh khu – Bản thần viết: “Nhậm vật giả vị chi tâm“, ý nói mọi hoạt động tư duy, tình cảm, ý thức đều có quan hệ mật thiết với tạng tâm, ý nói âm nhạc là sự bộc lộ tình cảm của con người bằng những giai điệu và tiết tấu đẹp đẽ, có thể thông qua “tâm thần” ảnh hưởng tới công năng của tạng phủ tương ứng, cũng có thể làm lay động tình chí mà sản sinh tác dụng “tình thắng tình” mà đạt được hiệu quả trị liệu bệnh tật.

dùng âm nhạc để chữa bênh

Theo y học cổ truyền, muốn dùng âm nhạc để chữa bệnh phải nắm được “ngũ âm“. Ngũ âm là năm bậc âm có tên gọi là: GiốcChủyCungThương và  trong âm gia ngũ thanh của âm nhạc cổ đại phương Đông. Những bậc âm đơn độc không thể thành âm nhạc, tựa như phương thức vận động đơn nhất của khí không thể tạo ra sinh mệnh vậy. Nếu lấy một âm nào đó làm chủ âm, các âm còn lại vây quanh chủ âm để sắp xếp và tổ hợp có thứ tự thì cấu thành âm nhạc có điệu thức được quy định. Năm loại sóng thanh đó của âm nhạc có điệu thức khác nhau mà rung động, ảnh hưởng tới phương thức vận động của khí trong cơ thể, được phân biệt theo khí Mộc mở rộng phóng ra, khí Hỏa dâng lên, khí Thổ bình ổn, khí Kim thu lại và khí Thủy hạ xuống. Ảnh hưởng tới tạng phủ thì phân biệt với 5 hệ thống lớn là tâm, can, tỳ, phế và thận.
Trong âm nhạc liệu pháp, tác động của âm nhạc chủ yếu thông qua sự khác nhau của tiết tấu, hoàn luật của bản thân khúc nhạc, thứ nữa là sự khác nhau của tốc độ, độ rung, giai điệu mà đạt được hiệu quả trị liệu khác nhau. Căn cứ vào chẩn đoán bệnh tình, theo nguyên tắc biện chứng thi khúc (tùy chứng mà chọn nhạc) để chọn loại nhạc khúc thích hợp làm đơn thuốc âm nhạc trị bệnh.

Chủ yếu có mấy loại liệu pháp âm nhạc

1. Liệu pháp nhạc an thần là phương pháp dùng khúc nhạc uyển chuyển mềm mại có thể làm an thần tĩnh tâm, trấn tĩnh ru ngủ để làm tiêu tan sự căng thẳng và nôn nóng như cổ khúc Xuân giang hoa nguyệt dạ, Mai hoa tam lộng.
2. Liệu pháp nhạc giải uất là dùng nhạc khúc có công năng khai thông tâm sự, giải mối uất sầu để làm hết bệnh tính, tình buồn tích tụ trong lòng như cổ khúc Cổ khúc, Hỉ dương dương.
3. Liệu pháp nhạc đau buồn là dùng khúc điệu tiết luật trầm thấp, bi thương thảm thiết khiến lòng người rung động mà đạt hiệu quả nghệ thuật của “Bi thắng Nộ” (buồn thương thằng giận dữ) như cổ khúc Táng hoa, Tiểu hồ già.
4. Liệu pháp nhạc tươi vui là dùng âm nhạc khiến cho con người cảm thấy nhẹ nhõm, sảng khoái, vui mừng mà xóa bỏ bệnh tình bi ai, ưu tư, uất ức như cổ khúc Bách điểu triều phong, Hoàng điểu lánh…

Nghiên cứu khoa học hiện đại chỉ ra rằng, âm nhạc có tác dụng tới cơ thể con người ở hai lĩnh vực

Một là tác dụng vật lý, theo nghiên cứu, các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có một tần số chấn động nhất định, khi mắc bệnh, tần số chấn động của cơ quan đó sẽ thay đổi, trong khi đó âm nhạc có thể điều chỉnh tần số chấn động của các cơ quan đó hài hoà trở lại thông qua sự chấn động của âm thanh, từ đó có thể chữa được bệnh tật.
Hai là hiệu quả tâm lý, những bài ca xúc động êm tai, âm điệu du dương nhẹ nhàng, tiếng nhạc như ngấm vào gan ruột làm người ta mê mẩn trong tiếng nhạc, loại bỏ những ưu phiền, từ đó tâm tính dần dần ôn hoà trở lại, hít thở sâu, nhẹ, toàn thân thư giãn nới lỏng, giảm căng thẳng thần kinh, do đó âm nhạc điều tiết được cơ thể và nội tạng, có tác dụng hạ huyết áp, làm lợi cho tim mạch, kích thích giảm đau, giảm căng thẳng, giúp trấn tĩnh an thần, chống lão hóa và hỗ trợ trị liệu ung thư. Những bản nhạc khác nhau, âm điệu khác nhau sẽ gây ra những tâm trạng cảm nhận khác nhau, nên tác dụng tới cơ thể cũng khác nhau.

Âm nhạc tốt cho người diễn xuất lẫn người nghe

1. Tiết tấu âm nhạc: khảo 60 nhịp là tiết tấu phù hợp với việc điều trị dưỡng bệnh. Con người và giới tự nhiên thể hiện mối quan hệ tương ứng. Vạn vật trong giới tự nhiên đều có tiết tấu riêng của mình như bốn mùa giao nhau, ngày đêm luân phiên, trăng tròn rồi lại khuyết, có bình minh có hoàng hôn… Bản thân con người cũng có tiết tấu riêng như hít thở, mạch đập, ngày ăn 3 bữa, đêm ngủ ngày thức… Tiết tấu của âm nhạc được rút ra từ chính cuộc sống của con người. Một học giả của Liên Xô nghiên cứu phát hiện ra rằng, mỗi tiết tấu âm nhạc khoảng 60 nhịp/phút với tiết tấu mạch đập sinh lý tự nhiên ở người khỏe mạnh là mỗi phút khoảng 60 nhịp có sự cộng hưởng tốt với nhau, như thế có tác dụng rất tốt cho việc giữ gìn cho thể xác và tinh thần được cân bằng, huyết mạch, hít thở lưu thông vừa hợp lý không bị ức chế là tiết tấu tốt nhất để điều dưỡng thể xác và tinh thần.
2. Kéo dài âm điệu: Từ xưa cổ nhân đã có liệu pháp “Ca vịnh”. Y học cổ truyền cho rằng, “Ca vịnh có thể dưỡng tâm tính”, bởi “trường ca có tác dụng làm tâm tình thoải mái”. Do ca hát phải vận dụng khí của Đan điền “đưa ra cổ họng để thông suốt tâm mạch” có tác dụng hồi phục họng, hàm, khí quản, miệng, môi, lưỡi. Trung tâm Nghiên cứu lão học của Mỹ cho rằng “ca hát giúp con người trường thọ”. Kiểu hát ca như vậy phải dùng sức nên cũng là một hình thức vận động điều tiết cơ bắp, các cơ quan hô hấp. Nó có thể giúp cơ ngực phát triển một cách hiệu quả, mà hiệu quả của nó tương tự như các hoạt động bơi lội, chèo thuyền và tập yoga. Khi hát, người bệnh cố ý kéo dài âm điệu 15-25 giây (với trẻ em từ 10-15 giây) được gọi là liệu pháp kéo dài âm điệu. Nó có tác dụng thông khí đẩy đờm, có lợi trong quá trình phục hồi sức khoẻ của người bị thở gấp, viêm phế quản mạn tính và các bệnh về đường hô hấp khác. Phương pháp này dễ áp dụng cho trẻ em bị hen phế quản.
3. Liệu pháp thổi nhạc: Chơi nhạc thổi không chỉ tăng cường sự minh mẫn của hệ thần kinh mà còn làm tăng hoạt động lục phủ ngũ tạng và một số cơ bắp khác, giúp cải thiện chức năng hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn, cơ bắp và hệ thần kinh. Chơi nhạc thổi có lợi cho việc hồi phục ở người mắc bệnh về hệ hô hấp, giúp gia tăng dung lượng sống của phổi, tăng sức hoạt động của cơ hoành. Kỹ thuật chơi nhạc thổi chủ yếu dùng tới hơi, môi, ngón tay, lưỡi nên làm tăng sự vận động của các bộ phận này, đồng thời làm tăng sức hoạt động của đường hô hấp, ngực, bụng, hông, lưng, mà đặc biệt là cơ hoành, giúp cho việc cải thiện tình trạng thở gấp của người mắc bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, còn có tác dụng như tập khí công vì chơi nhạc thổi giúp tập trung tinh thần để điều tâm, chơi nhạc cụ thổi đòi hỏi tư thế diễn tấu nhất định để điều thân, vì phải lấy hơi để thổi, nên phải lấy phương pháp thở ngực, bụng để điều tiết hơi thở. Rõ ràng chơi nhạc cụ thổi có tác dụng chữa trị tựa như “nội dưỡng công”, giúp khả năng hít thở được tăng cường, có lợi cho việc phục hồi sức khỏe của người mắc bệnh đường hô hấp.
Có thể nói, hầu như những phương pháp gì mà y học hiện đại nghiên cứu và sử dụng để phòng chống bệnh tật và bảo vệ sức khỏe cho con người cũng đều đã được y học cổ truyền phương Đông đề cập đến ở các mức độ nông sâu, cao thấp khác nhau dưới những quan niệm và cách lý giải không giống nhau, trong đó hàm chứa những nét độc đáo mà chúng ta chưa thấu hiểu hết. Câu nói “ôn cố tri tân” xem ra bao giờ cũng có ý nghĩa sâu sắc của nó.

Âm nhạc giúp cải thiện khả năng học của trẻ

Âm nhạc giúp cải thiện bộ nhớ, kỹ năng đọc ở trẻ em.

âm nhạc giúp cải thiện bộ nhớ của trẻ

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng trẻ em học nhạc có thành tích học tập tốt hơn so với bạn bè ở trường. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ thực hiện với trẻ em thuộc tầng lớp thượng lưu và trung lưu. Còn theo nghiên cứu mới, việc đào tạo âm nhạc có thể giúp trẻ em nghèo cải thiện ngôn ngữ và kỹ năng đọc của họ, Nature World News cho hay.

"Chúng tôi thấy việc đào tạo âm nhạc có thể làm thay đổi hệ thống thần kinh, giúp trẻ em học tốt hơn, bù đắp khoảng cách học tập này”, tiến sĩ Nina Kraus từ trường Đại học Northwestern nói.

Đối tượng nghiên cứu là các học sinh có gia đình thuộc tình trạng kinh tế xã hội thấp, đang học tại trường công ở Chicago và Los Angeles, Mỹ. Trẻ em được chia thành hai nhóm, một nhóm tham gia vào các lớp học âm nhạc trong khi nhóm kia thì không, hai nhóm học sinh có chỉ số thông minh tương tự nhau khi bắt đầu nghiên cứu.

Các nhà khoa học ghi lại sóng não của trẻ em khi chúng nghe âm thanh lặp đi lặp lại với một nền âm nhạc mềm mại. Sau hai năm, phản ứng thần kinh của trẻ tham gia lớp học âm nhạc cao hơn học sinh khác. Tuy tiếp cận với âm nhạc không mang lại sự thay đổi nhanh chóng nhưng đây là cách tiếp cận dài hạn để cải thiện thành tích học tập của trẻ thuộc tầng lớp kinh tế xã hội thấp hơn.

"Chúng tôi đang chi tiêu hàng triệu đô la vào thuốc nhằm tăng khả năng tập trung ở trẻ em và ở đây chúng tôi có một sự can thiệp mà không cần sử dụng đến dược chất, hàng ngàn trẻ em hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp cận, được tạo điều kiện cải thiện kỹ năng học hỏi”, Margaret Martin chủ dự án “Sự hòa âm” ở Los Angeles nói.

Nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị thường niên thứ 122 của Hiệp hội tâm lý Mỹ.

Âm nhạc có thể giảm căng thẳng

Bạn có biết, âm nhạc có một sức mạnh đặc biệt?

sức mạnh của âm nhạc



sức mạnh của âm nhạc
 Nó có thể hoà trộn các cảm xúc trong tâm hồn, đem những kỉ niệm ngày xưa quay về và còn hơn thế nữa.







Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng âm nhạc giúp cho chúng ta cảm thấy ít mệt
sức mạnh của âm nhạc
mỏi hơn trong khi tập luyện thể thao. Và nó cũng có khả năng loại bỏ căng thẳng, Hãy thử xem!



Khi bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc hơi căng thẳng, hãy chọn một thể loại nhạc mà bạn yêu thích nhất, với giai điệu chậm rãi, sau đó, hãy nằm thư giãn, nhắm mắt và tận hưởng những giai điệu này. Bạn sẽ cảm thấy khá hơn rất nhiều.

sức mạnh của âm nhạc


Các bạn yêu thích thể loại nhạc gì nhất?

10 cách rèn trí thông minh cho bé bằng âm nhạc

Âm nhạc cũng là một loại trí thông minh. Hãy giúp trẻ tiếp cận kho tàng âm nhạc của thế giới ngay từ khi còn nhỏ để bé biến nó thành cái phục vụ cho sự phát triển của mình.

Âm nhạc rất quan trọng đối với sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của bất cứ ai. Hơn thế nữa âm nhạc còn là món ăn tinh thần, giải tỏa mọi lo âu căng thẳng của trẻ. Quan trọng nhất là âm nhạc giúp trẻ học ngôn ngữ một cách tốt nhất ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ.
Bé nào cũng thích được nghe hát cho dù bố mẹ không phải là ca sĩ. Điều quan trọng là cảm xúc và tình cảm yêu thương của bố mẹ được truyền vào trong mỗi câu hát. Bạn và con có thể tự sáng tác ra các bài hát cho các hoạt động bé làm hằng ngày. Chẳng quan trọng là phải tuân theo những yêu cầu gì mà chỉ cần đó là một quy ước giữa bạn và trẻ.
Vậy làm thế nào để đưa âm nhạc vào cuộc sống hằng ngày một cách đơn giản và đúng phương pháp để hỗ trợ trẻ tốt nhất?

âm nhạc giúp trẻ thông minh

1. Hãy bắt đầu ngày mới bằng một bài hát: Dậy đi thôi mau dậy bạn ơi chim hót vang khi thấy ông mặt trời... Bài hát trước khi chải răng. Chải răng trắng nào. Chải răng trắng nào. Cùng chải răng. Cùng chải răng. Cùng chải răng thật trắng nào. Cùng chải răng thật trắng nào. Cùng chải răng. Hát theo nhạc bài Kìa con bướm vàng. Bài hát chúc bé ngủ ngon.
2. Hát về bất cứ cái gì, con gì, quả gì... mà bé nhìn thấy trong sách, trên đường phố hay trong phim để bé liên kết được kiến thức đã học với thực tế. Ví dụ ăn cơm trứng thì hát bài có quả trứng. Nhìn thấy bạn mèo thì hát bài con mèo. Đi vườn thú thấy con voi thì hát Chú voi con...
3. Bật nhạc không lời trong các bữa ăn. Nhưng nhớ là nhạc chứ không phải đĩa hình vì bé sẽ xem thay vì tập trung vào ăn.
4. Bật nhạc sôi nổi, tiết tấu nhanh và nhảy cùng bé.
5. Hát ru hay bật những bài hát ru cho trẻ trước khi ngủ.
6. Bật cho trẻ nghe độc tấu các loại nhạc cụ để trẻ phân biệt được các loại nhạc cụ và âm thanh của chúng.
7. Trao đổi với cô giáo ở trường để biết bé học những bài hát gì, trường hay bật đĩa gì để mua và cũng bật ở nhà cho bé nghe. Hát cùng bé những bài hát bé học ở trường để bé nhớ.
8. Khi bé được 5 tuổi hãy cho bé thử học nhạc nếu bé thích. Học nhạc, tập chơi nhạc hằng ngày giúp bé tăng khả năng tập trung, tư duy, phối hợp vận động, rèn tính kiên nhẫn và biểu diễn nhạc giúp bé trở nên tự tin hơn.
9. Giúp bé ôn các bài hát và học thêm một bài hát mới mỗi ngày quayoutube. Bé có thể nghe các bài hát bằng các ngôn ngữ khác nhau chứ không phải chỉ tiếng Việt. Điều này giúp bé rèn thính giác nghe được các âm khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau, rèn bộ máy phát âm để phát âm được các âm khác nhau giúp bé học bất cứ một ngôn ngữ nào sau này một cách đơn giản. Tuy nhiên bạn không nên hát cho trẻ những bài hát đó.
10. Làm các nhạc cụ đơn giản như xúc xắc, trống ống bơ, đàn bằng dây chun, đàn nước... cùng bé và để bé tự khám phá và sáng tác nhạc của mình.
Âm nhạc là một trong những ngôn ngữ không biên giới. Và không phải chỉ có ích với trẻ mà âm nhạc làm cho cuộc sống của tất cả mọi người trở nên thú vị hơn. Hãy cùng bé trân trọng món quà quý giá đó.

Tác dụng của âm nhạc với cuộc sống

Âm nhạc có ảnh hưởng đến đời sống con người. Chỉ có con người mới có khả năng hưởng thụ âm nhạc. Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng.

Trước đây, nhất là trong thời đại La Mã, các chiến binh trước khi ra trận thường được nghe các khúc nhạc mạnh mẽ mang tích chất cỗ vũ, khích lệ để họ lấy đuợc tinh thần chiến đấu dũng cảm. Khi giao tranh, để cổ vũ cho tinh thần binh sỹ người ta cũng thường đánh trống, khua chiêng một cách dồn dập để các chiến binh xông lên.Giai đoạn cuối của các cuộc giao tranh giữa Hán và Sở, Trương Lương là một nhà chính trị, tư tưởng kiệt xuất thời đó cũng đã dùng tiêu để thổi một khúc nhạc dưới ánh trăng bạc, khiến hàng vạn quân Sở do Hạng Vũ chỉ huy bỏ chốn và đầu hàng Hàn Tín làm quân của hai bên không bị đổ máu quá nhiều.
Người ta cũng cho rằng âm nhạc làm dịu tâm thần. Một liệu pháp chữa bệnh được áp dụng kết hợp cho các bệnh nhân tầm thần là dùng âm nhạc làm giảm các cơn phấn khích, đưa người bệnh vào trạng thái buồn ngủ.
Âm nhạc cải thiện khả năng ngôn ngữ và trí nhớ
tác dụng của âm nhạc với cuộc sống


Học chơi một nhạc cụ nào đó sẽ giúp trẻ nâng cao đáng kể kỹ năng ngôn ngữ của chúng, và thậm chí có thể giúp khôi phục trí nhớ ở những người bị tổn thương não. Các nhà tâm lý học tại Đại học Trung Quốc ở Hong Kong vừa tuyên bố như vậy trên tạp chí Neuropsychology.
Nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Agnes Chan, được tiến hành trên 90 nam học sinh, tuổi từ 6 đến 15. Một nửa trong số chúng được đào tạo về âm nhạc trong dàn nhạc dây của nhà trường trong vòng 1-5 năm. Nửa còn lại chưa hề học qua về âm nhạc. Tất cả các cậu bé này được kiểm tra về trí nhớ từ. Người ta sẽ đọc cho chúng nghe một danh sách các từ và yêu cầu chúng đọc lại càng nhiều càng tốt sau 10 phút, rồi 30 phút sau thí nghiệm. Tiếp đó, tất cả các em được xem một seri ảnh và yêu cầu nhớ lại các bức ảnh này. Mỗi em được kiểm tra 3 lần.
Nhóm nghiên cứu phát hiện thấy, những học sinh từng học qua âm nhạc nhớ được nhiều từ hơn hẳn so với số em còn lại, ngay cả ở thời điểm 30 phút sau thí nghiệm. Thêm nữa, họ cũng tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa thời gian học nhạc và khả năng nhớ từ của học sinh: thời gian càng dài, số từ nhớ được càng nhiều. Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa hai nhóm trong việc gợi lại hình ảnh.
Phát hiện này cho kết quả tương tự một khảo sát khác cũng của nhóm nghiên cứu, được thực hiện năm 1998 trên 60 sinh viên nữ tại Đại học Hong Kong. Một nửa trong số đó đã có ít nhất 6 năm học nhạc và nửa kia chưa từng học qua nhạc cụ nào. Tất cả cô gái đều phải tham gia những cuộc kiểm tra về trí nhớ thị giác và trí nhớ từ. Trong những bài kiểm tra về từ, những nữ sinh chơi nhạc có thể nhớ trung bình hơn nhóm còn lại là 16%.
Vậy bằng cách nào âm nhạc lại hỗ trợ các em trong việc liên tưởng từ? Chan tin rằng việc học nhạc đã kích thích thùy thái dương trái, là nơi xử lý các thông tin thính giác: quá trình này thúc đẩy sự phát triển của một phần thùy thái dương trái gọi là planum temporale, nơi chịu trách nhiệm về trí nhớ từ. Nói cách khác, việc nhớ từ là một loại “sản phẩm phụ” trong quá trình não tư duy âm nhạc. Ủng hộ cho nhận định này là kết quả của một nghiên cứu năm 1995 theo phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI). Nó cho thấy vùng planum temporale trên não của các nhạc sĩ lớn hơn trên não người thường.
Cũng theo Chan, không phải loại nhạc cụ, hay loại nhạc được học, mà chính quá trình rèn luyện đã giúp nâng cao khả năng ghi nhớ từ ngữ. Bà tin rằng phát hiện này có thể làm nền tảng cho một cách tiếp cận mới, nhằm giúp những người mất trí nhớ sau khi bị tổn thương não có thể phục hồi tư duy của mình. Đây cũng là tin vui cho các vị phụ huynh có thiên hướng về âm nhạc, mong muốn truyền thụ năng khiếu cho con cái mình
Tác dụng chữa bệnh của âm nhạc Mô-da
tác dụng chữa bệnh của âm nhạc Mô-da


Mới đây nhất, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nghe nhạc Mozart có tác dụng chữa bệnh: làm giảm stress, tăng cường trí thông minh, ổn định nhịp tim, điều trị chứng động kinh, và suy giảm trí nhớ v.v…
Các bác sĩ tại Viện thần kinh London (Anh) trong một lần chữa trị cho bệnh nhân mắc bệnh động kinh đã tình cờ phát hiện ra rằng nghe nhạc Mozart 45 phút mỗi ngày có thể giúp bệnh nhân nhanh chóng bình phục. Sau quá trình điều trị, kết quả kiểm tra não của bệnh nhân này đã cho thấy có sự thay đổi đáng kể về số lượng các tế bào não, tăng khả năng học tập, chỉ số IQ, những tổn thương về thần kinh được hạn chế và thị lực cũng có những dấu hiệu được cải thiện một cách đáng kể.
Giải thích về hiện tượng này, các nhà khoa học cho biết: trong não người và động vật nói chung có một vùng não rất nhạy cảm với âm nhạc, chúng có nhiệm vụ tiếp nhận các âm sắc từ những bản nhạc mà con người nghe được.Khi tiếp xúc với những bản nhạc có âm sắc phù hợp, phần não này trở nên hoạt động tích cực hơn, kéo theo sự hồi phục của các khu vực chức năng khác trong não. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khẳng định: nhạc Mozart là loại nhạc mang tính tư duy cao, có sự pha trộn và tổ chức tiết tấu phức tạp đạt đến trình độ cao.
Do đó, khi nghe loại nhạc này, người nghe như được “đánh thức” một số chức năng não. Não của họ như được truyền những luồng sóng kích thích mạnh, giống như sóng điện não và chính điều đó giúp cho não hoạt động hiệu quả.
Các nhà khoa học và các chuyên gia phân tích âm nhạc đã phát hiện ra rằng: trong kỹ thuật “thiết kế” âm thanh độc đáo chỉ có ở thiên tài Mozart, thường xuyên có sự xuất hiện những đoạn nhạc lặp lại với tần số cao hơn nhiều so với các tác phẩm âm nhạc của nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng khác như: Beethoven, Bach, Wagner hay Chopin….Sau một đợt điều trị thử nghiệm bằng nhạc Mozart, các bác sĩ thuộc bệnh viện tổng hợp Mexico đã cho biết: Trong số 9 bệnh nhân mắc chứng động kinh được áp dụng phương pháp kích thích sóng não bằng nhạc Mozart, thì có 4 bệnh nhân có dấu hiệu chuyển biến bệnh đạt mức 95%, 4 bệnh nhân đạt mức phục hồi 50% đến 70%.
Một số tác động của nhạc Mozart đối với con người

tác động của nhạc Mozart


Kích thích trí thông minh
Sau một cuộc kiểm tra IQ được tiến hành tại Mỹ, các nhà khoa học nước này đã cho biết: nhóm học sinh được thư giãn bằng bản sonata K488 của Mozart có kết quả trắc nghiệm IQ trung bình cao hơn nhóm khác từ 9 đến 10 điểm. Tốc độ hoạt động não và nhiều hoạt động khác của trẻ được nghe nhạc Mozart trở nên nhanh nhạy hơn, năng động hơn bình thường
Tăng cường chức năng thị giác
Kết quả một cuộc thử nghiệm mới của các nhà khoa học về tác động của bản sonata K448 đối với 60 bệnh nhân tại Trường đại học Y dược Sao Paolo đã hé mở những khả năng về việc vùng não kiểm soát chức năng thị giác của con người được tăng cường tốc độ phân tích, và xử lý hình ảnh với độ chính xác cao.Những người tham gia cuộc thử nghiệm đã được “thưởng thức” những bản sonata soạn cho 2 piano của Mozart tại một phòng kín trong 10 phút. Sau đó, họ bắt đầu các cuộc kiểm tra sự phối hợp chức năng của thị lực và não bộ. Quá trình xử lý thông tin diễn ra rất nhanh và chính xác ở vùng não chức năng.

Giúp ổn định nhịp tim, giảm stress và phục hồi thần kinh
  
âm nhạc giúp giảm stress


Nghe nhạc có thể khiến cho nhịp tim con người trở nên ổn định hơn. Nghiên cứu khoảng 23 trường hợp thanh niên tình nguyện tham gia nghiên cứu, các bác sĩ thuộc Bệnh viện Oberwalliser – Thụy Điển đã khẳng định: việc nghe nhạc rất ích lợi đối với bệnh tim. Trong nghiên cứu này, ngoài nhạc Mozart, các bác sĩ còn phát hiện thêm các bản nhạc của nhà soạn nhạc danh tiếng Bach cũng có những tác động ổn định nhịp tim tương tự.
Trẻ sơ sinh được nghe nhạc Mozart cũng giúp giảm được đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về thần kinh sau khi sinh. Trong quá trình nghe nhạc, một thiết bị camera đã ghi lại toàn bộ những hoạt động và biểu hiện của trẻ sơ sinh và đã công nhận âm nhạc Mozart đã có những ảnh hưởng tuyệt vời đến trạng thái tinh thần của trẻ.

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

2 cách làm mặt nạ từ đu đủ giúp bạn trị mụn cực kỳ hiệu quả

Đu đủ cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, có 1 cách trị mụn khá hiệu quả là sử dụng mặt nạ làm từ đu đủ. Mặt nạ đu đủ còn có tác dụng rất tốt trong quá trình điều trị mụn. Cùng chuyên mục làm đẹp tìm hiểu 2 cách làm mặt nạ trị mụn này nhé.
Để làm mặt nạ điều trị mụn từ đu đủ, chúng ta có thể sử dụng theo 2 cách như sau:
Cách 1:  Sử dụng lá đu đủ
lá đu đủ

– Nguyên liệu: Lá đu đủ già, lá đu đủ khô và nước sạch
– Cách làm: Sử dụng lá đu đủ già, nghiền nhỏ cùng lá đu đủ khô sau đó thêm một lượng nước thích hợp để làm mặt nạ. Bôi hỗn hợp này trước khi đi ngủ và rửa sạch mặt vào sáng hôm sau. Sử dụng thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất.
Cách 2:  Làm mặt nạ từ hỗn hợp đu đủ, chanh, cà phê và mật ong
hỗn hợp mật ong, đu đủ,cà phê, chanh

– Nguyên liệu:  1/4 trái đu đủ chín, mật ong, chanh.
– Cách làm: Cắt 1/4 trái đu đủ vào một chiếc bát con sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, thêm 1 muỗng cafe mật ong và 1 muỗng cafe nước cốt chanh. Trộn hỗn hợp trên thành hỗn hợp sền sệt sau đó đắp lên vùng da mặt và da cổ của bạn. Để nguyên trong vòng 15 tới 20 phút, sau đó rửa lại với nước ấm. Cuối cùng vỗ nhẹ một lớp nước lạnh lên da mặt để se khít lỗ chân lông.
Để đặt hiệu quả tốt nhất, các bạn có thể xông hơi da mặt trước khi đắp mặt nạ để mở các lỗ chân lông giúp da hấp thu dưỡng chất được tốt hơn. Bạn nên chọn mua đu đủ chín để mặt nạ có độ kết dính và mịn hơn khi sử dụng.
Có thể ăn trái đu đủ chín thường xuyên để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, đồng thời làm đẹp da mỗi ngày bạn nhé.

Tác dụng bất ngờ của đu đủ chín

Đu đủ có thể coi là “thần dược”, bởi nhiều bộ phận của cây đu đủ không những được dùng làm thức ăn mà còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh, như bệnh tim, chứng Mất ngủ, hay hồi hộp, Đau lưng mỏi gối, viêm dạ dày mãn tính…

Nếu bạn bị chứng ít ngủ, hay hồi hộp, hãy lấy đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100 g; xay trong nước dừa non nạo. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày.
Trong 100 g đu đủ có 74-80 mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm.
Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Người ta còn dùng nhiều bộ phận của cây đu đủ để làm thức ăn và làm thuốc. Đu đủ xanh hầm với mọi loại thịt động vật đều làm cho thịt mềm. Ở nước ta, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thường ăn chân giò hầm với đu đủ xanh để có nhiều sữa.
tác dụng của đu đủ chín

Dân gian dùng hạt đu đủ đực chữa hen phế quản bằng cách chưng hoặc hấp cơm cho trẻ uống. Có công trình nghiên cứu còn cho rằng hạt đu đủ có thể chữa bệnh tim…
Ở Ấn Độ, Srilanka và Mailaysia, người ta dùng lá, hạt và quả đu đủ xanh để phá thai. Các công trình nghiên cứu cho thấy tác dụng ngừa thai có được là do chất nhựa papain, có nhiều trong quả xanh, lá, hạt đu đủ. Quả đu đủ đã chín ít nhựa thì không còn tác dụng đó nữa.
Gần đây, một số nhà khoa học cho rằng, tác dụng trên là do nhựa đu đủ đã phá hủy progesterol là trợ thai tố. Khi vào cơ thể, tác dụng của nhựa sẽ tăng mạnh 25 lần so với khi ở ngoài.
Một số bài thuốc:
– Chữa gai cột sống: Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30 ngày.
– Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 hôm.
– Viêm dạ dày mãn tính: Đu đủ, táo tây, mía mỗi thứ 30 g sắc uống.
– Ho do phế hư: Đu đủ 100 g, đường phèn 20 g hầm ăn.
– Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ 30 g, khoai mài 15 g, sơn tra 6 g, nấu cháo.
– Đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30 g, ngưu tất 15 g, kỷ tử 10 g, cam thảo 3 g sắc uống.